Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp

 

Thành lập doanh nghiệp là một trong những bước đầu tiên để các nhà đầu tư hay các startup thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng hiểu rõ về quy trình thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là một số tiêu chí mà nhà đầu tư cần phải chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm: VKI – Cung cấp giải pháp tổng thể về đầu tư dự án

Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì có 4 loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Tùy vào mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, nguồn vốn mà nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu.

Bước 2: Lựa chọn tên doanh nghiệp

1.  Tên doanh nghiệp phải đảm bảo đủ hai thành tố:

–         Loại hình doanh nghiệp: được viết là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty TNHH; Công ty Cổ phần hoặc Công ty CP; Công ty hợp danh hoặc Công ty HD; Doanh nghiệp tư nhân hoặc DNTN.

–         Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2.  Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký.

3.  Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

4.  Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Xem thêm: Tư vấn lĩnh vực Doanh nghiệp

vki dich vu thanh lap doanh nghiep
Thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Hiện tại không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp trừ một số trường hợp pháp luật có quy định phải đảm bảo số vốn tối thiểu (vốn pháp định) để hoạt động trong một số ngành nghề nhất định.

Bước 4: Trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có),

Chung cư, khu tập thể cho người dân sử dụng không được phép đăng ký trụ sở, trừ những trường hợp được cấp phép công ty được phép thuê.

Bước 5: Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì ngành nghề kinh doanh được ghi theo ngành nghề kinh doanh tại các văn bản đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.

Xem thêm: Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp

vki dich vu thanh lap doanh nghiep2
Quy trình hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 6: Người đại diện theo pháp luật

–         Đảm bảo hành vi năng lực dân sự;

–         Không thuộc nhóm đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp.

 Nếu có vướng mắc về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị, thì doanh nghiệp có thể liên hệ ngay tới VKI để được hỗ trợ một cách tốt nhất. VKI luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các nhà đầu tư.