Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận ban đầu của các startup, các nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài về các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể nắm vững được các chính sách, quy định, thủ tục liên quan đến thủ tục này. Đó là lý do mà các doanh nghiệp luôn cần đến sự tư vấn, hỗ trợ của các công ty tư vấn để tránh gặp phải những rủi ro pháp lý. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những giai đoạn nào? Hồ sơ gồm những gì? Nộp tại cơ quan nào. Sau đây VKI sẽ giải đáp những thắc mắc của khách hàng liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp: 

Xem thêm: VKI – Cung cấp giải pháp tổng thể về đầu tư dự án

  1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Để các nhà đầu tư có thể nắm được cơ bản quy trình thành lập doanh nghiệp, VKI đưa ra quy trình gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đây là thủ tục đầu tiên khi nhà đầu tư muốn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư cần chú ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì có 4 loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Tùy vào mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, nguồn vốn mà nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu.
  • Lựa chọn tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải đảm bảo đủ hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng, trong đó: tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Đặc biệt, tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký.
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp: Hiện tại không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp trừ một số trường hợp pháp luật có quy định phải đảm bảo số vốn tối thiểu (vốn pháp định) để hoạt động trong một số ngành nghề nhất định, ví dụ như ngân hàng: 3000 tỷ.
  • Địa chỉ trụ sở chính: Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
thanh lap doanh nghiep
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

Chung cư, khu tập thể cho người dân sử dụng không được phép đăng ký trụ sở, trừ những trường hợp được cấp phép công ty được phép thuê.

  • Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh được viết theo Quyết định 27/2018/QĐ – TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nếu nhà đầu tư đăng ký ngành nghề có điều kiện hay ngành nghề yêu cầu giấy phép con thì các nhà đầu tư cần phải đáp ứng đủ các điều kiện đó trước khi hoạt động ngành nghề đã đăng ký.
  • Người đại diện theo pháp luật: Khi lựa chọn cá nhân nào làm người đại diện theo pháp luật thì các nhà đầu tư cần chú ý, người đại diện theo pháp luật phải không thuộc nhóm đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đồng thời phải đảm bảo người đó có đủ năng lực hành vi dân sự.
dich vu thanh lap cong nghiep
Chung cư, khu tập thể cho người dân sử dụng không được phép đăng ký trụ sở, trừ những trường hợp được cấp phép công ty được phép thuê.

Bước 2: Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ

  • Soạn hồ sơ: Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư muốn thành lập mà sẽ có bộ hồ sơ tương ứng, tuy nhiên về cơ bản, một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm có:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên góp vốn/Danh sách cổ đông sáng lập
  • Điều lệ
  • Bản sao các giấy tờ sau:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
  • Nộp hồ sơ: Hiện nay có 3 phương thức để các nhà đầu tư lựa chọn khi nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh: nộp trực tiếp, nộp qua bưu chính và nộp qua mạng
  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ bị sai, thiếu thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn hoặc có thể bị ra thông báo rút hồ sơ về.

Bước 3: Nhận kết quả và các thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các nhà đầu tư cần thực hiện thêm các thủ tục như kê khai thuế với cơ quan thuế; khắc dấu; mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số,….

Trên đây là các bước đơn giản để thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ, xin vui lòng liên hệ đến hotline của VKI: 0967 41 31 86 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Xem thêm: Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp

vki dich vu thanh lap doanh nghiep
Các bước thành lập doanh nghiệp tại VKI

2. Câu hỏi thường gặp

  1. Vốn điều lệ bao nhiêu khi thành lập doanh nghiệp

Trừ những ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có vốn pháp định thì pháp luật không quy định mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức vốn nên phù hợp với quy mô hoạt động của công ty:

+ Không nên quá thấp so với quy mô kinh doanh vì không đủ chi phí để duy trì hoạt động công ty. Ngoài ra, vốn điều lệ có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với những công ty có phát sinh giao dịch lớn, hay có nhu cầu vay vốn ngân hàng để kinh doanh, bởi vốn điều lệ đảm bảo cho khả năng hoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán nếu như có những tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

+ Không nên để quá cao, vì vốn điều lệ là tổng hợp số tiền góp vốn của tất cả thành viên/cổ đông và họ phải chịu trách nhiệm trên phạm vi góp vốn của mình.

+ Đối với Công ty cổ phần thì vốn điều lệ không nên để quá lẻ ví dụ như 311.212.231 vì mệnh giá 1 cổ phần tối thiểu là 10.000/cổ phần, vì thế mà khi để vốn quá lẻ sẽ khó để chia đều số cổ phần.

  1. Công ty có nhiều đại diện theo pháp luật được không?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định thì Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

  1. Xem ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện ở đâu?

Quý khách hàng có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020

  1. Đặt tên doanh nghiệp như thế nào?

Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình công ty + Tên riêng

Trong đó: 

  •  Loại hình doanh nghiệp: được viết là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty TNHH; Công ty Cổ phần hoặc Công ty CP; Công ty hợp danh hoặc Công ty HD; Doanh nghiệp tư nhân hoặc DNTN.
  •  Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp không được đặt tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Tư vấn lĩnh vực Doanh nghiệp

3. Bảng giá dịch vụ của VKI

bang gia thanh lap cong ty

Với phương châm “Trở thành trợ lý đắc lực cho khách hành”, VKI không chỉ đồng hành với các nhà đầu tư trong Nếu Quý khách hàng vẫn còn đang băn khoăn, lo lắng về thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì có thể liên hệ ngay đến VKI để nhận thêm tư vấn. VKI luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các nhà đầu tư và cung cấp các dịch vụ đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.