Giấy phép xây dựng nhà xưởng trong Khu công nghiệp
Giấy phép xây dựng là một thủ tục bắt buộc và vô cùng quan trọng trước khi tiến hành thi công xây dựng để đảm bảo tính pháp lý của công trình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và đồng hành cùng khách hàng trong các giai đoạn của dự án, đặc biệt là những dự án trong Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp, VKI sẽ chia sẻ chi tiết những kiến thức về giấy phép xây dựng, thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng cho các công trình trong Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp trong bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
– Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ;
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Đơn vị cấp phép có thẩm quyền:
Luật xây dựng quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II. Trong trường hợp được Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp thì Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp được quyền cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
Hiện nay, thường đơn vị có thẩm quyền trực tiếp cấp phép cho những dự án nằm trong Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Mục lục
1. Giấy phép xây dựng nhà xưởng là gì?
Giấy phép xây dựng nhà xưởng là giấy phép mà đơn vị có thẩm quyền quyết định cung cấp cho bạn để có thể thực hiện công trình xây dựng theo đúng quy định pháp luật. Giấy phép bao gồm các loại:
- Giấy phép xây dựng mới công trình: thường áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng mới nhà xưởng, nhà kho
- Giấy phép sửa chữa công trình xây dựng: thường áp dụng cho dự án sửa chữa, cải tạo ảnh hưởng đến phần lớn mặt ngoài nhà xưởng, kết cấu nhà xưởng,….
- Giấy phép cấp phép di dời công trình
Lợi ích của việc xin Giấy phép xây dựng
- Đảm bảo công trình có đầy đủ tính pháp lý
- Là hồ sơ cần thiết để làm thủ tục hoàn công công trình
- Là hồ sơ cần thiết để làm thủ tục cấp sổ hồng công trình
- Là hồ sơ cần thiết để làm thủ tục thế cấp công trình trên đất
- Là hồ sơ cần thiết để đăng ký, thực hiện các thủ tục liên quan đến ngành nghề như y tế (chứng nhận GMP), đào tạo dạy nghề tại xưởng (Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo nghề),….và các ngành có liên quan khác
2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
- Đơn xin cấp phép xây dựng công trình
- Giấy chứng nhận quyền hạn sử dụng đất của doanh nghiệp đầu tư
- Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế
- Giấy tờ làm rõ năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đơn vị thiết kế, thi công
- Giấy tờ làm rõ năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đơn vị khảo sát địa chất
- Chứng chỉ chứng nhận hành nghề thiết kế của đơn vị thiết kế thi công, chủ trì, kỹ sư, thiết kế
- Giấy chứng nhận được cấp phép về các quy định phòng cháy chữa cháy
- Giấy quyết định phê duyệt và báo cáo về đánh giá tác động của công trình đối với môi trường
- Giấy quyết định đầu tư và quyết định phê duyệt dự án
- Giấy thẩm định do cơ quan có chuyên môn cung cấp về công trình thiết kế
3. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
Thủ tục xin cấp phép giấy xây dựng
- Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo quy định tại Điều 47, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ) cho Bộ phận tiếp nhận của Ban Quản lý các KCN.
- Bước 2:
+ Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bổ sung hồ sơ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
+ Trong thời gian 12 ngày đối với công trình kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
- Bước 3: Chủ đầu tư xuất trình phiếu hẹn, nộp phí và nhận kết quả tại Bộ phận và trả kết quả.
5. Thời gian xin phép xây dựng nhà xưởng
Khi đã chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ, chính xác, không có vấn đề thì theo quy định thì thời gian xin phép xây dựng sẽ vào khoảng 10-15 ngày kể từ ngày tiếp nhận để giải quyết các hồ sơ. Tuy nhiên thực tế thời gian xin phép xây dựng nhà xưởng kéo dài từ 20-30 ngày. Nên lựa chọn nộp hồ sơ tránh thời điểm nghỉ Lễ, nghỉ Tết theo như quy định để không bị trì hoãn thời gian trong dịp nghỉ lễ.
6. Chi phí xin giấy phép xây dựng
Thủ tục xin giấy phép xây dựng cũng sẽ mất chi phí để xin giấy phép. Theo như quy định thì đối với công trình như xây dựng nhà xưởng kinh doanh thì chi phí xin phép xây dựng là 100.000 đồng cho một bộ hồ sơ hoặc tùy vào quy định của địa phương.
7. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng
Chuẩn bị hồ sơ xây dựng, xin giấy phép xây dựng cần rất nhiều những thủ tục, trong đó mỗi văn bản nộp để xin phép đều mất quá trình nghiên cứu tương đối dài và sâu như hồ sơ môi trường/phòng cháy chữa cháy, các bản vẽ thiết kế,…..Làm sao để các văn bản đều đầy đủ tính pháp lý, không bị xung đột về nội dung và tối ưu về thời gian xin phép cũng như chi phí đi lại là một vấn đề khó giải quyết đối với doanh nghiệp.
Do vậy rất cần thiết phải tìm một đơn vị làm trọn gói những thủ tục này để giải quyết những vấn đề nêu trên. VKI – với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và tư vấn thủ tục đầu tư xây dựng, đặc biệt trong Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp sẽ giúp khách hàng xin giấy phép xây dựng đầy đủ, trọn gói với chi phí và tiến độ tối ưu nhất