Thay đổi đăng ký kinh doanh
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể không tránh khỏi việc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu, mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp mình. Để giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể hiểu rõ, quy định cũng nhưng các thủ tục, VKI cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thay đổi đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: VKI – Cung cấp giải pháp tổng thể về đầu tư dự án
Mục lục
1.Các trường hợp phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh:
– Thay đổi tên doanh nghiệp;
– Thay đổi loại hình doanh nghiệp;
– Thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
– Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
– Thay đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài;
– Thay đổi người đại diện theo pháp luật;
– Thay đổi thông tin đăng ký thuế.
Xem thêm: Tư vấn cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:
Tùy vào từng loại thay đổi thì doanh nghiệp sẽ có những hồ sơ và thủ tục khác nhau:
2.1. Thay đổi tên doanh nghiệp
Trước khi thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý về điều kiện tên doanh nghiệp để đảm bảo tên mới phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi đã lựa chọn được tên doanh nghiệp phù hợp, doanh nghiệp soạn thảo bộ hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp gồm có: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Nghị quyết, quyết định, biên bản họp của HĐQT/ĐHĐCĐ; Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2. Thay đổi loại hình doanh nghiệp
Trường hợp này thường áp dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu cơ cấu lại bộ máy công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ mô hình này sang mô hình khác sao cho phù hợp với quy mô, nhu cầu, định hướng phát triển của doanh nghiệp đó.
Tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp muốn chuyển đổi thì sẽ có bộ hồ sơ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, hồ sơ gồm có những tài liệu như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định và biên bản họp về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp
- Điều lệ công ty mới
- Danh sách thành viên/danh sách cổ đông
- Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư, người đại diện theo pháp luật,…
- Một số tài liệu khác như hợp đồng chuyển nhượng, cam kết của doanh nghiệp tư nhân,…
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ khắc lại dấu theo Giấy chứng nhận mới.
2.3. Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Cũng giống như các loại hình thay đổi đăng ký kinh doanh khác, việc thay đổi ngành nghề kinh doanh cũng thực hiện theo những bước như soạn hồ sơ, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Tuy nhiên, khác với thay đổi tên doanh nghiệp hay thay đổi loại hình doanh nghiệp, …. Doanh nghiệp sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận về nội dung thay đổi.
Một lưu ý trong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh là trước khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần kiểm tra xem ngành nghề mà mình định đăng ký có phải là ngành nghề bị cấm hay bị hạn chế kinh doanh hay không? Hay khi hoạt động ngành nghề đó có cần phải có giấy phép con hay chứng chỉ gì không?
Sau khi kiểm tra các điều kiện, doanh nghiệp soạn bộ hồ sơ gồm có Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; Nghị quyết, quyết định, biên bản họp của HĐTV/ĐHĐCĐ; Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật rồi gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Tư vấn lĩnh vực Doanh nghiệp
2.4. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp có nhu cầu muốn thay đổi địa chỉ trụ sở của mình để phù hợp với tình hình kinh doanh, quy mô của công ty thì phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính tời cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy việc thực hiện thủ tục được thực hiện như thế nào?
Địa chỉ trụ sở chính là địa chỉ làm việc, liên hệ của doanh nghiệp. Địa chỉ phải đáp ứng được các điều kiện như: trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trước khi thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở, nếu doanh nghiệp thay đổi địa chỉ mới khác quận/huyện/tỉnh/thành phố thì cần phải chốt thuế trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở. Đây là bước quan trọng nhưng hầu như không mấy doanh nghiệp để ý đến, dẫn tới không thực hiện được thủ tục, nhiều trường hợp còn bị xử phạt hành chính.
Sau khi chốt thuế xong, doanh nghiệp soạn bộ hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Bộ hồ sơ gồm có: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; Nghị quyết, quyết định, biên bản họp của HĐTV/ĐHĐCĐ; Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật.
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và thông báo kết quả cho doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Thay đổi người đại diện theo pháp luật:
Người đại diện theo pháp luật là cá nhận đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng duy trì được người đại diện theo pháp luật đó, có thể bổ sung hoặc thay thế người đại diện theo pháp luật để phù hợp tình hình hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật nhưng có thể hiểu, để trở thành người đại diện theo pháp luật cần đáp ứng được những điều kiện như:
- Từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc trường hợp không được thành lập, góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quy định thêm về điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật tại Điều lệ của Công ty.
Khi muốn thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần chuẩn bị, soạn thảo bộ hồ sơ như sau:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Nghị quyết, quyết định, biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia hoặc nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính tới bộ phận 1 cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và thông báo kết quả trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tới doanh nghiệp.
Trên đây là một số hướng dẫn của VKI về các bước để thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và sử dụng dịch vụ của VKI, Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị thông tin, mọi công việc còn lại sẽ do VKI thực hiện toàn bộ. VKI luôn sẵn sàng đồng hành với Quý khách hàng, trở thành Người trợ lý đắc lực cho mỗi khách hàng khi đến với VKI.
Để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ đến VKI để nhận được nhiều thông tin và ưu đãi mới nhất.