Thay đổi ngành nghề kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp không có hoặc giảm bớt một số lĩnh vực để tập trung vào phát triển lĩnh vực chiến lược của mình. Như vậy, thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh thực hiện như thế nào? Khi thực hiện thủ tục thì doanh nghiệp có cần đáp ứng điều kiện gì không? Sau đây, VKI sẽ giải đáp một số thắc mắc cho các doanh nghiệp.
Xem thêm: Tư vấn thiết kế xây dựng nhà máy, nhà xưởng.
Mục lục
1. Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cũng giống như các thủ tục thay đổi kinh doanh khác, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh:
Hồ sơ gồm có:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
c) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có);
d) Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng hoặc nộp trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Xem thêm: VKI – Cung cấp giải pháp tổng thể về đầu tư dự án
2. Điều kiện thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
– Xác định xem ngành nghề doanh nghiệp định bổ sung có phải ngành nghề có điều kiện không.
+ Nếu không phải ngành nghề có điều kiện: thực hiện thủ tục theo hướng dẫn bên trên.
+ Nếu là ngành nghề có điều kiện: trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những điều kiện về ngành nghề đó như vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động.
Xem thêm: Tư vấn địa điểm và vị trí đầu tư phù hợp
– Cách ghi mã ngành:
+ Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QD – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
+ Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh, doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Nếu có vướng mắc về thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể liên hệ ngay tới VKI để được hỗ trợ một cách tốt nhất. VKI luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các nhà đầu tư.