LEED là gì? Tiêu chuẩn của LEED trong nhà công nghiệp
Chứng chỉ LEED là một trong những chứng chỉ hàng đầu thế giới về xây dựng bền vững. LEED không chỉ đánh giá khả năng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của nhà xưởng mà còn có đóng góp lớn vào chất lượng của các dự án xây dựng. Cùng VKI tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về LEED qua bài viết dưới đây.
Mục lục
LEED là gì?
LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council). Đây là một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá về các công trình, tòa nhà đạt chuẩn thân thiện với môi trường. Chứng chỉ LEED là giấy chứng nhận về kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới.
Chứng chỉ LEED không chỉ là hệ thống chứng nhận mà còn được xem là bộ nguyên tắc thiết kế và xây dựng, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, tập trung vào tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải CO2, cải thiện thoát nước, quản lý tài nguyên hiệu quả và thích ứng được với những biến đổi khí hậu.
Hệ thống tiêu chuẩn LEED trong nhà công nghiệp
Chứng chỉ LEED được cấu thành bởi các điều kiện tiên quyết và tín chỉ. Trong đó, điều kiện tiên quyết là những yếu tố bắt buộc mà công trình kiến trúc xanh phải có để nhận được chứng nhận LEED. Tín chỉ là những yếu tố mà chủ đầu tư có thể lựa chọn để nâng điểm số đánh giá của dự án.
Các chỉ tiêu đánh giá thường được sử dụng trong tiêu chuẩn LEED bao gồm:
- Địa điểm và hệ thống giao thông lân cận.
- Cách thức sử dụng năng lượng.
- Cách thức sử dụng tài nguyên và nguồn lực trong quá trình thi công.
- Chất lượng môi trường của không gian bên trong nhà công nghiệp.
- Cách sắp xếp mảng xanh trong nhà xưởng.
Dựa vào những tiêu chí đó, các cấp độ chứng nhận của chuẩn LEED thường là:
- Tiêu chuẩn LEED Certified: 40 – 49 điểm
- Tiêu chuẩn LEED Silver: 50 – 59 điểm
- Tiêu chuẩn LEED Gold: 60 – 79 điểm
- Tiêu chuẩn LEED Platinum: 80+ điểm
Ưu điểm và hạn chế của tiêu chuẩn LEED
Khi xây dựng công trình theo tiêu chuẩn LEED, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng nhận được nhiều giá trị hữu ích khác nhau. Đó không chỉ là lợi ích về kinh tế mà còn là lợi ích về sức khỏe, môi trường.
Ưu điểm của LEED
Dưới đây là một số lợi ích điển hình mà nhà đầu tư nhận được khi xây dựng công trình theo tiêu chuẩn LEED. Đây là những đặc điểm mà công trình thông thường khó có thể đạt được.
- Giành được lợi thế cạnh tranh: Những công trình có chứng nhận công trình xanh LEED sẽ có được ưu thế tại các thị trường khó tính, nâng cao được uy tín trên thị trường và đặc biệt là tạo được lợi thế trong quyết định mua sắm của Chính phủ.
- Thu hút nhiều người thuê công trình: Nhu cầu sử dụng công trình xanh ngày một nhiều nên tỷ lệ phòng trống của công trình xanh thường thấp hơn 4% so với mặt bằng.
- Quản lý hiệu quả: LEED được đánh giá là hệ thống quản lý dự án cũng như hiệu quả công trình xanh lớn nhất thế giới. Chứng nhận LEED hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các phương thức quản lý hiệu quả, giảm chi phí vận hành, tăng giá trị tài sản và đảm bảo hiệu suất cho người dùng.
- Hiệu quả chi phí: Nhờ vào những thiết kế và công nghệ xanh, chi phí vận hành của công trình sẽ giảm đáng kể, giảm được chi phí phụ trội trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Nâng cao chất lượng môi trường: LEED tạo ra không gian trong lành với không khí sạch, tiếp nhận được ánh sáng mặt trời. Vì thế, nhân viên và người sử dụng công trình sẽ có được môi trường sống và làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc cũng tăng cao.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Công trình xanh tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, sử dụng nội thất không độc hại cùng hệ thống thông gió giúp giảm nồng độ CO2. Công trình sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí bên ngoài các khu công nghiệp lớn và đặc biệt LEED luôn là công cụ hiệu quả trong việc giảm thiểu khí thải
Nhược điểm của LEED
Bên cạnh những ưu điểm thì tiêu chuẩn LEED cũng có một số hạn chế:
- Doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để đáp ứng các yêu cầu, quy định để đạt được chứng chỉ LEED.
- Một số các quy định liên quan tới chuẩn LEED có thể không thực sự phù hợp với đặc thù tại Việt Nam.
Mặc dù tồn tại một số bất cập nhưng tiêu chuẩn LEED vẫn thực sự giá trị và là tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh phổ biến nhất tại Việt Nam.
Một số nhà xưởng theo tiêu chuẩn LEED mà VKI là đơn vị phân phối
- Nhà xưởng tại Yên Phong Mở rộng: diện tích từ 2700-20.000m2
- Nhà xưởng tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng; diện tích từ 2700-3200m2.
Trên đây là những chia sẻ của VKI về LEED cùng những thông tin hữu ích nhất về tiêu chuẩn công trình, kiến trúc xanh này. Nếu bạn có nhu cầu thuê nhà xưởng đạt tiêu chuẩn LEED, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline/Zalo 0967413186 để VKI hỗ trợ ngay!