Tiềm năng phát triển ngành sản xuất mỹ phẩm ở Việt Nam – Cơ hội cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

Tiem nang phat trien nganh san xuat my pham o Viet Nam

Thị trường mỹ phẩm hiện nay đang rất sôi động không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn phát triển ở toàn cầu. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày một tăng, cả nam giới và nữ giới đều quan tâm sâu sắc đến những sản phẩm làm đẹp, điều đó thể hiện rất rõ qua quy mô của thị trường.

Tổng quan thị trường mỹ phẩm

Quy mô thị trường mỹ phẩm quốc tế

Quy mô Thị trường Dược phẩm ước tính đạt 180,67 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 248,70 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,60% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Đức và các nước châu Âu khác nắm giữ thị phần nổi bật trên thị trường dược mỹ phẩm toàn cầu. Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam mang lại cơ hội tăng trưởng đáng kể cho những người tham gia thị trường, chủ yếu là do dân số thế hệ trẻ ngày càng tăng.

Quy mo thi truong my pham quoc te

Quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2022 – 2023, tỷ lệ phụ nữ sử dụng mỹ phẩm tăng lên khoảng 90% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường mỹ phẩm sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15 – 20%. Đây là một con số đáng chú ý, cho thấy tiềm năng phát triển của ngành mỹ phẩm trong nước.

Tiềm năng phát triển ngành sản xuất mỹ phẩm ở Việt Nam

Nhu cầu sử dụng sản phẩm làm đẹp tăng

Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử dụng các sản phẩm làm đẹp tăng từ 76% lên đến 86% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15-20%.

Nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người Việt cũng có xu hướng gia tăng, với dân số khoảng 100 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới về dân số, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành.

Thị trường​ mỹ phẩm tăng trưởng cao

Theo khảo sát đánh giá của EuroMonitor International, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ 2 tỷ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỷ USD năm 2021 và dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỷ USD.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành một thị trường nhiều tiềm năng và sức hút. Bên cạnh đó, xu hướng tăng trưởng dành cho nam giới và các sản phẩm tự nhiên/hữu cơ cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới.

Cơ hội rộng mở quốc tế​

Với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như TPP, EVFTA, CPTPP, các doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các thị trường khác nhau, tăng cường xuất khẩu sản phẩm và đẩy mạnh thương mại quốc tế.

Nguồn nguyên liệu dồi dào với giá thành rẻ

Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với khả năng canh tác nhiều loại thảo dược và thực vật phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm như dừa, nghệ, trà xanh, lô hội… Điều này giúp cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào với giá thành rẻ, các doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất sản phẩm nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ ngay trong nước.

Việc đặt hệ thống dây chuyền sản xuất ngay tại Việt Nam cũng đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả rất lớn, sự chênh lệch giữa thuế giá trị gia tăng (khoảng 10%) và thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng mỹ phẩm (khoảng 10% – 27%).

Mức sống tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng

Từ quốc gia ở mức thu nhập thấp trở thành một quốc gia ở mức thu nhập trung bình, mức sống tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng theo từng năm. Nhờ đó,  người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc sắc đẹp cá nhân.

Theo tìm hiểu, một người tiêu dùng nữ thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam trung bình chi ra khoảng 450.000 – 500.000 đồng mỗi tháng cho các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.

Môi trường kinh doanh thuận lợi

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm trong nước. Việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đưa ngành nghề “sản xuất mỹ phẩm” vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cũng như thúc đẩy xuất khẩu là một phần của nỗ lực nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành mỹ phẩm Việt.

Ngoài ra Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm của các nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Hiệp định hòa hợp quản lý mỹ phẩm ASEAN), đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong ngành.

Nhu cầu gia công mỹ phẩm mang nhãn hiệu riêng của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhỏ trong nước có mong muốn tạo ra những loại mỹ phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình, tuy nhiên họ chưa đủ năng lực để tự sản xuất, chưa có được nhà máy đạt chuẩn GMP. Vì vậy, xu hướng hợp tác gia công mỹ phẩm đang khá nổi bật ở Việt Nam hiện nay, giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và tận dụng thế mạnh có sẵn của nhà sản xuất. Xu hướng này cũng sẽ là một cơ hội khá tốt cho các nhà đầu tư.

Nếu nhà đầu tư có quan tâm đến lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm này, hãy liên hệ ngay với VKI để được tư vấn sâu hơn về thủ tục đầu tư cũng như địa điểm thực hiện dự án. Đặc biệt, VKI sẽ phân tích cho nhà đầu tư thông tin chi tiết hơn về triển vọng phát triển ngành cùng những quy định của quan nhà nước trong lĩnh vực này.

VKI – Tư vấn & Kết nối đầu tư khu công nghiệp

  • Hotline/Zalo: 0967 413 186 hoặc 034 640 6222 (Ms. Khánh)
  • Mail: contact@vki.vn
  • Trụ sở chính: 145 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Chi nhánh phía Nam: 274 Đồng Đen, P10, Q. Tân Bình