Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường

Sau nhiều năm áp dụng, luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi pháp luật về Bảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá để theo kịp với sự phát triển của xã hội. Luật bảo vệ môi trường ăm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022 với một số điểm mới đáng chú ý như sau:  

diem moi cua luat bao ve moi truong 2

Theo Điều 28: Các dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dựa theo các tiêu chí về môi trường:

  • Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao.
  • Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường..
  • Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, là các dự án không nằm trong các nhóm I, II, III.

Theo đó, chỉ đối tượng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường:

diem moi cua luat bao ve moi truong 3

Quy định này nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành, gồm: Giảm thủ tục hành chính cho nhiều nhà đầu tư, theo đó Các dự án không thuộc Nhóm I sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Chỉ đánh giá tác động thực hiện môi trường đối với các dự án đầu tư nhóm I (như trên) và Nhóm II ở các điểm c, d, đ, e Khoản 4 Điều 28 (Theo khoản 1 Điều 30):

diem moi cua luat bao ve moi truong 4

Áp dụng đầy đủ các công cụ môi trường để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (đánh giá sơ bộ tác động môi trường, ĐTM, cấp Giấy phép môi trường nếu phát sinh chất thải); đối với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường được cấp Giấy phép môi trường ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi và tổ chức hậu kiểm (thông qua thanh tra, kiểm tra) khi dự án đi vào hoạt động hoặc chỉ phải đăng ký môi trường (không phải là thủ tục hành chính và được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, đơn giản) tại UBND cấp xã. 

Các quy định mới này đã giải quyết được những rắc rối trong thủ tục hành chính, giúp việc thực hiện các thủ tục được dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn.

diem moi cua luat bao ve moi truong 5

Bên cạnh đó, Luật cũng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thông qua việc tích hợp toàn bộ các giấy phép, giấy xác nhận về môi trường vào chung 01 giấy phép môi trường và bãi bỏ các giấy phép có liên quan. Quy định này giúp loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như thuận lợi trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.

diem moi cua luat bao ve moi truong 6

Luật quy định các đối tượng xả nước thải, bụi, khí thải lớn ra môi trường phải quan trắc định kỳ; đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục bao gồm các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải trung bình trở lên và cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải lớn, các khu, cụm công nghiệp. Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc cụ thể sẽ do Chính phủ quy định để phù hợp với điều kiện phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ. 

diem moi cua luat bao ve moi truong 7

Các đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm dự án đầu tư trong nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí xả thải ra môi trường. 

Đây là nội dung mới được bổ sung nhằm khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, thủ tục của nhiều công cụ quản lý mang tính cấp phép dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, gây khó khăn, phát sinh chi phí và thời gian của chủ đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.  

Trên đây là một số thay đổi nổi bật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Ngoài các quy định trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã kế thừa, bổ sung để tiếp tục thực hiện các quy định như: BVMT các thành phần môi trường; chiến lược BVMT, quy hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường; quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường; quan trắc, thông tin dữ liệu và báo cáo môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố và bồi thường thiệt hại về môi trường; chính sách và nguồn lực BVMT,… để các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân thực hiện. 

Thêm vào đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” (thay thế Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2014/NĐ-CP, Nghị định 40/2019/NĐ-CP) và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” đã được ban hành nhằm hướng dẫn cụ thể hơn các Điều luật, đặc biệt là những nội dung thay đổi trong Luật mới giúp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật.