Tư vấn hình thức đầu tư
Làn sóng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và trong đó Việt Nam đang được coi là điểm đến hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhất
Khi thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư được quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình. Một hình thức đầu tư phù hợp điều chỉnh toàn bộ quá trình triển khai dự án quyết định việc dự án có thể triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi, đạt hiệu quả cao hay không.
Dựa trên những quy định mà pháp luật cho phép, VKI sẽ tư vấn cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. Hãy cùng VKI tìm hiểu tổng quan về các hình thức đầu tư sau đây nhé:
Luật đầu tư 2020 quy định các hình thức đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”
“Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Tư vấn địa điểm và vị trí đầu tư phù hợp
Mục lục
1. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài ) theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
Điều kiện để thành lập tổ chức kinh tế
- Điều kiện về người đại diện pháp luật: có đủ hành vi dân sự, đầy đủ giấy tờ tùy thân và không thuộc những thành phần không được thành lập pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam (công chức, viên chức,….)
- Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư: đối với từng loại hình công ty sẽ có điều kiện về cổ đông theo quy định của pháp luật
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:
Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được tuy nhiên cũng sẽ mất thời gian về thủ tục giấy tờ vì vậy trước khi thành lập VKI sẽ tư vấn cho khách hàng loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.
Xem thêm: VKI – Cung cấp giải pháp tổng thể về đầu tư dự án
- Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Đối với ngành nghề có điều kiện như ngân hàng, tài chính, quảng cáo, xây dựng, đào tạo….nhà đầu tư cần xin cấp giấy phép con đối với ngành nghề đó.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề có điều kiện hoặc hạn chế tiếp cận cần phải xin phép cơ quan nhà nước Việt Nam.
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định nhà đầu tư Việt Nam cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp (nhà đầu tư nước ngoài cần chứng minh tài chính khi thực hiện đăng ký đầu tư). Ngoài ra, trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
2. Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Khác với nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện một số hình thức góp vốn nhất định theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Góp vốn: Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Mua cổ phần: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
3. Thực hiện dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Muốn thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
- Tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư
- Năng lực tài chính
- Ngành nghề
- Địa điểm
Sau khi đáp ứng các điều kiện cơ bản, khi xin phép cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chứng minh được hiệu quả kinh tế của dự án, tác động tới môi trường, tiến độ dự án, mục tiêu dự án phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước và địa phương,…
Xem thêm: Tư vấn cấp giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC giúp nhà đầu tư chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án và tận dụng được các thế mạnh của mìnhh. Tuy nhiên hợp đồng BCC lại thiếu sự ràng buộc với bên đối tác vì nếu họ muốn rút ra khỏi dự án thì hai bên chỉ cần thỏa thuận với nhau và làm biên bản thanh lý. Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án, nếu rủi ro xảy ra, cụ thể khi các bên bất đồng quan điểm thì dự án đầu tư đó sẽ phải dừng lại và chờ đợi giải quyết.
Vì vậy hãy cân nhắc khi lựa chọn đối tác để thực hiện đầu tư theo hợp đồng BCC
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ
Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ được quy định tại điều 31 Luật Đầu tư 2020, bao gồm những dự án đầu tư lớn liên quan đến cảng hàng không, sân bay, dự án tái định cư,….
Trong thực tế thực hiện, các hình thức đầu tư này có thể kết hợp linh hoạt với nhau. Ví dụ như khi thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư có thể chọn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới hoặc đầu tư dưới danh nghĩa hợp đồng BCC để đăng ký đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đang rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư vào Việt Nam để sẵn sằng mở cửa đón “đại bàng”. Hãy liên hệ VKI để được tư vấn các cơ hội đầu tư dựa trên hình thức đầu tư phù hợp nhất với năng lực và nhu cầu của bạn nhé!